Skip to Main Content

Sub menu23_12

Sub menu23_13

Sub menu23_14

Sub menu23_15

LEFT

Banner 01

Show content 1

Việc lắp đặt bếp từ đúng cách sẽ giúp đảm bảo an toàn khi sử dụng, tránh được các lỗi phát sinh như cháy nổ, tận dụng tối đa hiệu suất hoạt động của bếp. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn chưa biết thực hiện ra sao, hãy tham khảo hướng dẫn cách lắp bếp từ âm  bạn chính xác và an toàn sau đây nhé!

1. Hướng dẫn cách lắp bếp từ âm chi tiết

Khác với bếp từ đơn đặt được ở nhiều vị trí và thuận tiện di chuyển, bếp từ âm đặt ở 1 vị trí cố định và mang đến không gian nội thất sang trọng hơn. So với bếp đơn thì bếp từ âm cần nhiều thời gian và lưu ý khi lắp đặt hơn.

1.1. Kích thước lắp đặt bếp từ âm

- Bước đầu tiên cần quan tâm trước khi lắp bếp từ âm là kích thước khoét đá của bếp. Có rất nhiều loại kích thước khác nhau nhưng sẽ có một số kích thước phổ biến như: 

+ 680 x 380 mm, 700 x 690 mm, 710 x 410mm...được sử dụng cho các dòng bếp từ đôi.

+ Kích thước 560 x 490 mm sử dụng cho các dòng bếp 3 lò, 4 lò nấu. 

Kích thước lắp đặt bếp từ

- Kích thước này chỉ mang tính chất tham khảo vì mỗi dòng bếp của từng hãng sẽ có những quy chuẩn kích thước khác nhau.Vì vậy, trước khi tiến hành lắp đặt bếp từ âm, bạn cần chọn mẫu bếp thích hợp sau đó mới khoét đá theo kích thước của bếp. Vì nếu khoét sai kích thước sẽ phát sinh chi phí khắc phục với giá thành tương đối cao bởi bàn bếp thường được làm bằng đá tự nhiên, đá tấm...

- Nếu đã có mặt đá khoét sẵn của bếp ga âm hoặc bếp từ cũ thì bạn nên chọn mua loại bếp từ có kích thước vừa với mặt đá đã khoét sẵn đó để đỡ mất công sức và chi phí sửa chữa.

- Khi khoét đá không được khoét lỗ đặt bếp lớn hơn quá 1cm theo mỗi chiều của đáy bếp, việc khoét lỗ rộng hơn kích thước của bếp sẽ dẫn tới việc mặt kính của bếp trở thành điểm chịu lực nén, bếp có thể bị vỡ mặt kính. 

1.2. Vị trí đặt bếp từ

- Khi lắp đặt bếp từ âm thì vị trí cũng là một trong những vấn đề bạn cần quan tâm. Bếp từ là thiết bị điện tử có công suất hoạt động lớn vì vậy khi đặt bếp cần tránh các nguồn nước, nguồn lửa...tránh đặt bếp gần các loại bếp khác như bếp gas, bếp than...không đặt gần các thiết bị tủ lạnh, tủ đông hay sát mép tường bởi các thiết bị đó có độ ẩm lớn làm ngưng tụ nước dễ gây hư hỏng bếp.

Vị trí lắp đặt bếp từ

- Khoảng cách đặt bếp lý tưởng cho bếp từ:

+ Đặt bếp vào vị trí lỗ khoét, sau đó bắt đai giữ bếp với mặt bàn đá để chống xê dịch thiết bị bếp.

+ Khoảng cách nhỏ nhất của mặt bếp từ tới mặt máy hút mùi, mặt tủ bếp là 650mm.

+ Đảm bảo khoảng không gian hở giữa đáy bếp và vách ngăn bên dưới là 15mm.

+ Khoảng cách mép trong và mép ngoài mặt đá tới viền bếp là 150mm.

Với những khoảng cách lý tưởng để lắp đặt bếp từ âm trên, bạn hãy "ngắm" cho sản phẩm này một vị trí phù hợp để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa an toàn nhé.

1.3. Kết nối nguồn điện cho bếp từ

- Nguồn điện sử dụng cho điện gia đình thông thường là 220V. Đối với bếp từ có cùng điện áp thì bạn có thể dùng thoải mái, còn với trường hợp bếp từ sử dụng mức điện áp 100 – 127V thì bạn cần sử dụng bộ chuyển điện áp từ 220V xuống với mức điện áp đó. Nếu bạn sử dụng nguồn điện áp không thích hợp với bếp từ sẽ gây ra hiện tượng cháy hoặc hỏng bếp, rất nguy hiểm.

Kết nối nguồn điện cho bếp từ khi lắp đặt

- Dây điện của bếp có 5 sợi dây, sẽ đấu dây như sau:

- Dây màu nâu + màu đen: Đấu với nhau và đấu vào pha lửa (L) của nguồn điện.

- Dây màu xanh + màu trắng: Đấu với nhau và đấu vào pha nguội (N) của nguồn điện.

- Dây màu vàng sọc xanh đấu vào dây tiếp đất.

Việc kết nối điện phải đảm bảo bằng các cầu nối điện hoặc phích cắm, ổ cắm, Aptomat loại 16A hoặc 32A là tốt nhất.

Tham khảo: Cách chọn bộ nồi bếp từ chất lượng và những điều cần biết

2. Những lưu ý sau khi lắp đặt bếp từ âm

- Sau khi đặt bếp vào vị trí lỗ khoét xong, cần bắt đai giữ bếp với mặt bàn đá để bếp không bị xê dịch.

- Sử dụng khăn ẩm thấm nước để lau bếp, xóa bỏ bụi .

- Kiểm tra, test thử bếp để xem khả năng vận hành của bếp sau khi lắp đặt. 

- Vệ sinh bếp từ sạch sẽ sau khi sử dụng xong.

Những lưu ý sau khi lắp đặt bếp từ âm

3. Cách vệ sinh bếp từ đúng cách

Sau khi lắp đặt bếp từ, sau khi sử dụng bạn cần vệ sinh đúng cách để sản phẩm luôn bền đẹp, hoạt động trong trạng thái tốt nhất.

- Sau khi nấu xong bạn nên để nhiệt độ xuống mức thấp nhất, sau đó tắt công tắc nguồn điện và lấy nồi xuống. Đợi cho đến khi bếp nguội mới tiến hành vệ sinh.

-  Đối với những vết bẩn nhẹ, chỉ cần dùng khăn ẩm lau sạch vết bẩn trên bếp.

- Đối với những vết bẩn bám dính lâu ngày, dầu mỡ bắn, nên làm ẩm khu vực bẩn bằng nước nóng, sau đó dùng miếng xốp lau có tẩm dung dịch lau bếp. 

- Với vết bẩn là đường hoặc chất nhựa bị trào, nên sử dụng dao cạo chuyên dụng cho bề mặt kính để làm sạch những vùng bị bám dính lớn, sau đó dùng miếng xốp dung dịch lau bếp để lau sạch.

- Vết bẩn là nước cặn vôi, chất làm sạch cần sử dụng là dấm, cồn trắng. Đổ 1 ít dấm, cồn trắng lên trên vết bẩn, chờ 1 lúc rồi lấy khăn mềm lau sạch.

- Với vết bẩn là vệt kim loại hay chất bám dính kém: đổ 1 ít chất làm sạch dành cho kính vitroceramic lên bề mặt bếp, rồi lấy khăn mềm lau sạch.

- Tuyệt đối không nên dùng các vật sắc nhọn, có tính mài mòn để vệ sinh cào vào mặt kính bếp.

Cách vệ sinh bếp từ đúng cách sau khi lắp đặt bếp từ

Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn lắp đặt bếp từ đúng cách, đảm bảo bảo an toàn hơn trong quá trình sử dụng bếp. 

Siêu thị điện máy HC

Sản phẩm liên quan

Banner 03

RIGHT

Banner 02 -right