Skip to Main Content

Sub menu23_12

Sub menu23_13

Sub menu23_14

Sub menu23_15

Các loại mặt kính trên bếp từ và bếp hồng ngoại

Các loại mặt kính trên bếp từ và bếp hồng ngoại

Mặt kính bếp là bộ phận quan trọng nhất và đắt nhất của các sản phẩm bếp từ hay bếp hồng ngoại. Mặt kính có thể quyết định đến 60% độ thẩm mỹ, độ bền cũng như độ an toàn và cả giá thành của bếp. Mặt kính được làm từ chất liệu càng bền, càng đẹp thì giá cũng sẽ tăng theo. Chất liệu của mặt kính bếp từ hay bếp hồng ngoại ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả truyền nhiệt trong nấu nướng, bảo vệ các linh kiện bên trong bếp khỏi những tác động bên ngoài và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Các loại mặt bếp phổ biến trên thị trường

Kính chịu nhiệt 

Đây là loại kính thường được sử dụng trong dòng bếp từ, bếp hồng ngoại đơn, bếp đôi giá rẻ vì giá thành rẻ, sản phẩm đa dạng tuy nhiên vẫn đảm bảo được độ sáng bóng cao. Bên cạnh đó, mặt kính có khả năng chống va đập, chịu lực và chịu nhiệt khá tốt và không bị biến dạng khi hoạt động ở nhiệt độ cao. Khả năng chịu nhiệt lên tới 600ºC.

kính chịu nhiệt - mặt kính trên bếp từ và bếp hồng ngoại

Kính Ceramic

Mặt kính làm từ chất liệu Ceramic hay còn gọi là sứ tinh thể đen, loại chất liệu khá phổ biến để tạo nên bề mặt bếp điện. Kính Ceramic được cấu tạo bởi thủy tinh và gốm sứ. Ưu điểm của loại kính này là mức giá thành rẻ, dễ dàng vệ sinh và khả năng chịu nhiệt tốt. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là giòn, dễ vỡ khi có tác động ngoại lực hay sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Vì vậy, bếp hồng ngoại, bếp từ sử dụng mặt kính Ceramic thường tuy rẻ nhưng dễ bị trầy xước, nứt, vỡ nếu trong quá trình sử dụng làm sơ ý rơi vật nặng, sắc nhọn lên bề mặt. Do đó điều cần lưu ý khi sử dụng bếp từ ceramic là bạn không được đặt xoong nồi quá nặng lên bếp và tránh để mặt bếp còn nóng tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh.

Kính Crystallite

Crystallite hay còn được gọi là tinh thể pha lê, chất liệu có cấu trúc khá giống với ceramic nhưng có khả năng chịu nhiệt và độ sáng bóng cao hơn, do đó mức giá của bếp điện sử dụng mặt kính crystallite cũng cao hơn đôi chút so với bếp điện mặt kính ceramic. Nhìn bằng mắt thường thì ta sẽ thấy mặt kính Crystallite sáng hơn một chút so với mặt kính Ceramic và kính chịu nhiệt.

kính Crystallite - mặt kính trên bếp từ và bếp hồng ngoại

Kính Schott Ceran

Schott Ceran là thương hiệu gốm kính hàng đầu của Đức được ra đời năm 1948. Schott Ceran là loại kính phổ biến trong phân khúc bếp tầm trung và cao cấp trên thị trường Việt Nam hiện nay. Gần như tất cả các hãng đều có mẫu bếp sử dụng kính Schott Ceran. Schott Ceran được Làm từ gốm sứ thủy tinh đặc biệt, chất lượng cao thân thiện với môi trường không chứa các kim loại nặng độc hại asen và antimo. 

Mặt kính Schott Ceran chịu lực chịu nhiệt cực tốt gấp 3 lần các loại kính thông thường. Kính có thể chịu nhiệt lên tới 1000°C, chịu sốc nhiệt lên tới 800°C, chịu lực lên đến 15kg mỗi vùng nấu nên rất khó xảy ra nứt vỡ trong điều kiện sử dụng thông thường. Khả năng dẫn nhiệt của loại gốm kính này rất thấp nên khi bạn nấu bếp từ thì chỉ vùng nào tiếp xúc với đáy nồi sẽ nóng còn lại vùng ngoài sẽ hoàn toàn không nóng.

Những đặc tính vật lý của mặt kính Schott:

- Giãn nở vì nhiệt hầu như bằng 0

- Ổn định kể cả khi nhiệt độ cao

- Chịu được tác dụng cơ học và bền với tác dụng lực của môi trường

- Tối ưu hóa truyền nhiệt qua bề mặt kính(đối với bếp điện – hồng ngoại)

- Dẫn nhiệt thấp

- Chống sốc nhiệt, nứt vỡ bề mặt kính.

Hiện tại thị trường Việt Nam kính Schott bị làm giả tương đối nhiều, chủ yếu ở các hãng bếp có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vì vậy khi mua bếp bạn nên chú ý, mặt kính Schott khi nhìn dưới ánh sáng bóng đèn tuyp hoặc ánh sáng thường nhìn nghiêng sẽ thấy có những đường vân lăn tăn, còn kính giá rẻ sẽ sáng bóng không có độ vân.

kính schott ceran - mặt kính trên bếp từ và bếp hồng ngoại

Kính Eurokera

Mặt kính Eurokera hay viết tắt là K+ là một sản phẩm gốm kính Ceramic công nghệ cao của Pháp. Sản phẩm K+ thường được dùng nhiều trong các sản phẩm bếp từ, bếp gas, bếp điện và lò nướng… đặc biệt là trong lò nướng nhờ khả năng chịu nhiệt cao và mẫu mã đẹp. 

Về các tính năng, mặt kính Eurokera không có gì khác biệt so với Schott Ceran. Eurokera có đầy đủ các tính năng chịu nhiệt, chịu lực, chống va đập, trầy xước tốt, bền bỉ với thời gian, tính năng truyền nhiệt định hướng gần như bằng 0 (chỉ nóng vùng nấu, có thể chạm tay vùng xung quanh mà không nóng)

Ưu điểm của kính Eurokera so với kính Schott Ceran là mẫu mã đa dạng hơn.

kính eurokera - mặt kính trên bếp từ và bếp hồng ngoại

- KeraBlack® Plus dùng cho bếp gas, halogen, bếp từ, bếp điện

- KeraResin® với 4 màu sắc Champagne, Slate Grey, Silver and Anthracite, thường dùng cho bếp gas và bếp từ.

- KeraWhite® với màu trắng, Crom, trắng hồng sử dụng cho bếp gas, halogen, bếp từ, bếp điện

- KeraVision® dùng cho bếp gas, halogen, bếp từ, bếp điện

- KeraSpectrum® dùng cho bếp gas, halogen, bếp từ, bếp điện

- KeraSlate™ dành cho bếp gas và bếp từ

Kính NEG

Không được phổ biến tại Việt Nam như mặt kính Schott Ceran hay Eurokera, mặt kính NEG là thương hiệu nổi tiếng đến từ Nhật Bản của Công ty Nippon Electric Glass Nhật Bản hay còn gọi là NEG, công ty chuyên sản xuất kính dành cho ti vi màn hình phẳng. Mặt kính Nippon được đánh giá tương đương với chất lượng của mẫu kính Schott Ceran trên phương diện như màu sắc và độ nhám, khả năng chịu lực tốt, chống xước, chống bám bụi bẩn và chống sốc nhiệt tốt. Khả năng dẫn nhiệt của kính Nippon rất thấp nên vùng lân cận của khu vực nấu ăn luôn mát mẻ, nhiệt được truyền trực tiếp vào nồi, giúp tiết kiệm tối đa cho người tiêu dùng.

kính NEG - mặt kính trên bếp từ và bếp hồng ngoại

Hiện nay, hầu hết các hãng đều không có chế độ bảo hành mặt kính bếp, khi xảy ra nứt vỡ bạn sẽ phải tự bỏ tiền ra thay mặt kính. Vì thế, bạn nên lựa chọn bếp sử dụng loại mặt kính có chất lượng cao như Schott Ceran, Eurokera, NEG tuy chi phí ban đầu bỏ ra có thể cao hơn, nhưng thay vì phải thay mặt kính nhiều lần, vừa mất công vừa tốn tiền lại thêm bực mình, bạn có thể dùng bếp ổn định đến 10 năm mà không cần phải lo lắng mặt kính bị nứt vỡ, trừ khi bếp bị va đập rất mạnh.